Lập kế hoạch để làm gì? Tại sao phải lập kế hoạch? Các bước lập kế hoạch?

Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi khám phá một nội dung, lập kế hoạch trong cuộc sống của bạn. Nó có ý nghĩa như thế nào?

Tôi không đảm bảo việc lên kế hoạch có giúp bạn phát triển bản thân, trưởng thành hay thành công, bởi kết quả còn phụ thuộc vào quyết tâm của chính bạn. Nhưng tôi tin chắc chắn rằng, những người thành công đều sẽ lên kế hoạch của mình. Nếu doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch quảng bá… thì cá nhân có kế hoạch chi tiêu, kế hoạch phát triển bản thân, kế hoạch đi du lịch…

Nội dung bài viết

1. Vậy kế hoạch là gì?

Kế hoạch (hay còn được gọi là to-do list) là tất cả những gì bạn “vẽ ra” – cần phải chuẩn bị, thực hiện để hoàn thành một mục tiêu cụ thể nào đó.

  • Theo tiêu chí thời gian: kế hoạch dài hạn (5 năm), kế hoạch ngắn hạn (1 năm, 3 tháng), kế hoạch 1 ngày;
  • Căn cứ yếu tố đặc tính: kế hoạch công việc, kế hoạch du lịch, kế hoạch chi tiêu…

2. Bốn lợi ích của việc lập kế hoạch

2.1. Tiết kiệm thời gian

Việc tập trung lên kế hoạch có thể khiến bạn tốn vài giờ đồng hồ để suy nghĩ, sắp xếp nhưng lợi ích lớn nhất của nó là giúp tiết kiệm thời gian thực hiện. Bạn biết được ngày hôm nay, tuần này, tháng này – mình cần làm những gì, nên ưu tiên việc nào trước, việc gì có thể để sau – qua đó giảm tải nhiệm vụ phải suy nghĩ của não.

2.2. Tiết kiệm chi tiêu

Nếu thích đi du lịch thì việc lập kế hoạch cụ thể, tìm hiểu trước giá cả điểm lưu trú, phương tiện di chuyển, các điểm đến là rất cần thiết, giúp bạn quản lý hiệu quả chi phí chuyến đi. Hay nắm rõ tình hình tài chính của bản thân – để tiết kiệm, phân bổ cho một mục tiêu nào đó là lợi ích nhìn thấy từ việc lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng.

2.3. Hiện thực hóa mục tiêu đề ra

Việc đề ra những việc cần làm giúp bạn hình dung ra cách thức tối ưu nhất để đạt được mục tiêu đã đề ra. Bạn muốn học một ngôn ngữ mới nhưng không có cho mình một kế hoạch cụ thể, học tiếng gì, chọn hình thức học nào, khi nào học… thì mọi thứ chỉ dừng ở điều “bạn muốn” mà thôi.

2.4. Giảm stress

Giảm stress là lợi ích rõ nhất khi bạn tập thói quen lên kế hoạch. Dù kế hoạch có thể bị thay đổi do một yếu tố khách quan nào đó nhưng việc có sẵn một kế hoạch khiến bạn không phải dành nhiều thời gian để “lăn tăn” suy nghĩ mãi về một vấn đề nào đó.

3. Phương pháp lập kế hoạch cho một năm

Bước 1: Xác định những mục tiêu thiết thực

Bạn hãy gạch đầu dòng những mục tiêu mình muốn đạt được trong năm. Những mục tiêu này phải dựa trên khả năng, năng lực hiện tại của bản thân – tránh việc đặt mục tiêu quá cao, dẫn đến không thực hiện được, rồi “đổ thừa” việc lập kế hoạch chẳng có ích lợi gì.

Bước 2: Lập kế hoạch chung cho năm

Tiến hành lập kế hoạch chung trong 1 năm, liệt kê ra danh sách những việc cần làm để hoàn thành các mục tiêu đề ra – kèm hạn deadline cụ thể.

Bước 3: Phân kế hoạch theo từng tháng

Từ bản kế hoạch chung đó, bạn nên phân kế hoạch cụ thể theo từng tháng – dựa vào thứ tự ưu tiên (việc nào cần hoàn thành trong tháng 1, việc nào có thể thực hiện trong tháng 3) để đảm bảo luôn theo sát được tiến độ thực hiện kế hoạch của bản thân.

Bước 4: List những việc cần làm hàng ngày

Và cuối cùng, ngày là đơn vị nhỏ nhất – bạn khó có thể đạt được những mục tiêu lớn trong năm khi không thể hoàn thành kế hoạch hàng ngày của mình.

Do đó, bạn cần tập thói quen, tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sau khi thức dậy, hãy dành 5 phút, list ra những việc cần làm cho ngày mai/ hôm nay. Khi có được To-do list ấy, tự bản thân sẽ sản sinh “cơ chế hối thúc” bạn phải hoàn thành nhiệm vụ trong ngày.

Quỹ thời gian hàng ngày của mỗi người là như nhau – chỉ có 24 tiếng đồng hồ, “cuộc đời nở hoa” hay “cuộc sống bế tắc” phụ thuộc vào việc bạn sử dụng quỹ thời gian hàng ngày của mình.

Xem thêm: Bảng Excel lập kế hoạch chi tiết mỗi ngày.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây