Thứ Hai, Tháng Năm 12, 2025
Trang chủ Blog Trang 20

8 Lưu ý khi gửi hồ sơ xin việc qua email

0

Công cuộc tìm kiếm việc làm vốn không hề dễ dàng khi bạn phải đối mặt và cạnh tranh với rất nhiều ứng viên tiềm năng khác.

Hiện nay việc gửi hồ sơ xin việc qua email đến nhà tuyển dụng đã rất phổ biến và vô cùng tiện lợi. Chúng ta có thể dễ dàng gửi hồ sơ xin việc đến nhà tuyển dụng qua email mà không cần đường xa nắng nôi đến tận địa điểm của các công ty như trước nữa. Điều này cũng giúp cho nhà tuyển dụng nhanh chóng tiếp nhận được hồ sơ của chúng ta hơn. Vậy làm sao để bạn trở nên nổi bật giữa hàng trăm email ứng tuyển đây?

Video dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn 8 lưu ý khi gửi hồ sơ xin việc qua email giúp tăng khả năng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

10 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của nhà lãnh đạo

0

Bài viết này sẽ chia sẻ tới các bạn những sai lầm hay mắc phải nhất của các nhà lãnh đạo.

1. Không có khả năng tổ chức sắp xếp các chi tiết

Người lãnh đạo tốt cần biết cách tổ chức tìm hiểu và hiểu được tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhặt nhất. Không có nhà lãnh đạo nào thật sự quá bận rộn đến mức không thể làm bất cứ điều gì trong phạm vi chức trách của mình. Nếu ai đó, cho dù là lãnh đạo hay nhân viên nói rằng, vì quá bận rộn nên không thể thay đổi kế hoạch của mình hay chú ý đến những vấn đề cấp bách khác tức là họ thừa nhận sự kém cỏi của mình. Muốn thành công, người lãnh đạo cần biết làm chủ mọi chi tiết có liên quan đến công việc của mình và nhân viên dưới quyền, và dĩ nhiên để làm được điều này anh ta cần phải biết sử dụng những người trợ lý đắc lực giúp việc cho mình hay ủy thác công việc cho những cộng sự đáng tin cậy khác.

2. Không sẵn lòng làm những công việc “thấp kém

Những nhà lãnh đạo giỏi thực sự luôn sẵn sàng làm những công việc họ muốn người khác thực hiện khi hoàn cảnh Yêu cầu họ làm vậy. “Người vĩ đại nhất là đầy tớ của tất cả mọi người” là chân lý mà tất cả các nhà lãnh đạo có tài đều tuân thủ và tôn trọng.

3. Mong muốn được trả công cho những thứ họ “biết” thay vì sử dụng sự hiểu biết đó để làm việc

Thế giới này không trả tiền cho những gì bạn làm hay thuyết phục người khác làm.

4. Lo sợ cạnh tranh với cấp dưới

Nếu bị sếp nào nó sợ nhân viên giỏi hơn và thay thế mình thì chắc chắn điều đó trước sau gì cũng sẽ đến. Người lãnh đạo tài ba luôn sẵn sàng đào tạo huấn luyện lớp người kế cận để có thể ủy thác và giao phó trách nhiệm công việc cụ thể. Chỉ bằng cách đó, người lãnh đạo mới có thể “phân thân” ở nhiều nơi và chú ý tới nhiều việc khác nhau cùng một lúc. Có một sự thật luôn đúng là người lãnh đạo có khả năng khuyến khích người khác làm việc bao giờ cũng được trả công nhiều hơn so với số tiền kiếm được nếu họ tự làm việc đó. Người lãnh đạo tài năng sẽ sử dụng kiến thức và sức hút cá nhân với những người xung quanh để nâng cao hiệu quả làm việc của người khác, khiến họ làm việc nhiều hơn và tốt hơn những điều họ có thể làm nếu không có sự trợ giúp.

5. Thiếu trí tưởng tượng

Nếu thiếu trí tưởng tượng người lãnh đạo sẽ không thể đối mặt với những tình huống bất ngờ xảy ra và lập kế hoạch hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện một cách hiệu quả.

6. Tính ích kỷ

Đó là mẫu người luôn giành về mình tất cả những vinh quang, phần thưởng từ công việc đã hoàn thành mà không hiểu rằng nhân viên của mình sẽ cảm thấy bất công. Người lãnh đạo thông minh sẽ không ham mê vinh quang. Người lãnh đạo cần hiểu rằng mọi người sẽ làm việc tốt hơn nữa Nếu họ được khen ngợi và đánh giá cao chứ họ không chỉ đơn thuần là việc vì tiền.

7. Không có khả năng kiềm chế

Chẳng có nhân viên nào lại tôn trọng người lãnh đạo không biết kiềm chế. Thêm nữa, sự thiếu kiềm chế dưới bất kỳ hình thức nào đều có thể phá hủy khả năng lãnh đạo lâu dài của bất cứ ai.

8. Bất trung

Lẽ ra đặc điểm này phải đứng đầu trong danh sách sai lầm của các nhà lãnh đạo. Người lãnh đạo không trung thành với niềm tin và nhiệm vụ của họ, với cấp trên hay cấp dưới không thể giữ vai trò lãnh đạo lâu dài. Người ta sẽ luôn khinh thường những người đánh mất sự tín nhiệm. Việc không trung thành với lời nói và việc làm chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống.

9. Độc đoán

Người lãnh đạo tài ba không lên khiến cho nhân viên cấp dưới của mình sợ hãi. Những người lãnh đạo thích dùng “quyền lực” để gây sức ép với nhân viên đã trở nên lỗi thời. Nếu là một người lãnh đạo thật sự, bạn không cần phải “quảng cáo” những thế mạnh của bản thân. Hãy đạt được điều đó bằng cách thể hiện sự hiểu biết, cảm thông, trung thực, công minh và sự hiểu biết về công việc của mình.

10. Quá coi trọng danh hiệu

Không nhất thiết phải có danh hiệu thì người lãnh đạo mới được nhân viên của mình tôn trọng. Người quá coi trọng danh hiệu thường không có gì ngoài những thứ ấy. Những cánh cửa đi đến văn phòng của các nhà lãnh đạo luôn mở rộng cho bất kỳ ai mong muốn bước vào mà không cần thủ tục hay lễ nghi khoa trương gì cả.

Trên đây là những sai lầm phổ biến nhất mà các nhà lãnh đạo thường mắc phải. Chỉ cần bất cứ sai lầm nào kể trên bạn cũng sẽ thất bại nếu bạn mong muốn trở thành một người lãnh đạo. Hãy nghiên cứu lại danh sách trên một cách cẩn thận và chắc chắn bạn sẽ không mắc sai lầm nào trong số những sai lầm đó.

Trích “13 Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu” – Napoleon Hill

Cuộc sống như cơn mưa rào, không có ô hãy cố gắng chạy

0

Cuộc sống nhiều lúc như một cơn mưa rào, nếu không có ô, hãy cố gắng chạy. Kiên trì theo đuổi ước mơ, chủ động nắm giữ vận mệnh của mình, cuộc sống của bạn sẽ thăng hoa.

Một ví dụ đơn giản thế này:

Có 2 bạn A và B cùng đi dạo trên đường, đột nhiên trời đổ mưa, A liền co cẳng chạy thật nhanh để trốn mưa, thế nhưng đứng bên cạnh A, B vẫn bình thản đứng nguyên tại chỗ, chả có vẻ gì là muốn chạy cả. Thấy vậy A rất ngạc nhiên, liền chạy lại và hỏi B:“Tại sao cậu vẫn cứ bình thản đứng ở đây vậy?”. B liền trả lời: “Tại sao tôi phải chạy, chẳng lẽ ở đằng trước trời không mưa sao? Đằng nào thì chỗ nào cũng mưa, nên tại sao tôi phải lãng phí sức lực của mình để mà chạy cơ chứ?”.

A và B trong câu chuyện này cho ta thấy hai biểu hiện hoàn toàn trái ngược khi phải đối mặt với cùng một vấn đề. Một người cố gắng chạy thật nhanh trong cơn mưa tầm tã, một người ngay cả khi trời mưa to vẫn bình thản hơn bao giờ hết. Mặc dù chạy và không chạy đều là trong cơn mưa tầm tã, nhưng tâm lý khác nhau, quá trình khác nhau, và kết quả tất nhiên là cũng khác nhau.

“Cố gắng chạy” là biểu hiện của một thái độ tích cực, và tâm lý tích cực này sẽ khiến con người không do dự, không oán trách, sẵn sàng đối mặt với những vất vả gian nan trong cuộc sống. Còn “bình thản” ở đây là biểu hiện một thái độ tiêu cực, khi đối mặt với các khó khăn thường bị động, không suy nghĩ, và luôn muốn trốn tránh.

“Cuộc sống cũng như những thành tựu của bạn ngày hôm nay là kết quả của sự nỗ lực ngày hôm qua; trong khi đó, cuộc sống và những thành tựu của bạn ngày mai phụ thuộc vào sự nỗ lực ngày hôm nay của bạn”.

Bất kể cuộc sống của bạn hiện nay như thế nào, chúng ta cũng không thể oán trách ai, cũng không thể phàn nàn về cuộc sống, và càng không thể đổ lỗi cho xã hội, mà cần tích cực, lạc quan để chấp nhận mọi thứ cuộc sống đem lại cho bạn.

Trân trọng những gì bạn đang có, cảm ơn hiện tại, sống một cuộc sống bình thường theo cách không đơn giản, chỉ cần bạn nghĩ mình làm tốt hơn người khác thì bạn sẽ trở thành con người cố gắng chạy trong mưa bão, bằng bất cứ giá nào, chủ động tạo ra cơ hội cho mình, đương đầu với khó khăn, bạn sẽ thành công.

Có những người, họ sinh ra đã là cành vàng lá ngọc, ngay từ lúc họ được sinh ra họ đã có cuộc sống nhung lụa, trong học tập cũng như trong công việc họ đều thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên, đa số con người chúng ta đều xuất thân từ những gia đình bình thường, tất cả mọi cơ hội đều là do chúng ta tự tạo ra.

Chúng ta phải nỗ lực và phấn đấu không ngừng, quan trọng là phải có một ý chí vững vàng để sẵn sàng chịu đựng được mọi thăng trầm trong cuộc sống.

Nếu như bạn không có ô, vậy bạn hãy cố gắng chạy! Sẽ có một ngày, khi bạn đứng trên đỉnh cao của cuộc sống, bạn sẽ cảm ơn sự phấn đấu của mình ngày hôm nay.

11 Nhân tố chính của nhà lãnh đạo

0

Trở thành nhà lãnh đạo hay quản lý là mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai bước lên vị trí lãnh đạo cũng có một hành trình thuận lợi, suôn sẻ. Không ít người phải đối mặt với những áp lực, khó khăn khi đứng đầu một bộ phận, tổ chức, công ty hay doanh nghiệp.

Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà quản lý tài năng trong đám đông?

Dưới đây là những phẩm chất chính của một nhà lãnh đạo.

1. Lòng dũng cảm kiên định

Điều này tùy thuộc vào kiến thức và nghề nghiệp của mỗi người. Chẳng có nhân viên nào muốn làm việc dưới sự chỉ đạo của một người thiếu can đảm và tự tin. Chẳng có người thừa lệnh thông minh nào lại chấp nhận một người sếp như vậy.

2. Tự kiểm soát

Những người không biết tự kiểm soát bản thân thì chắc chắn sẽ không thể kiểm soát được người khác. Một người lãnh đạo kiểm soát bản thân tốt là tấm gương để nhân viên noi theo và tự cố gắng vươn lên để được như lãnh đạo của mình.

3. Công bằng

Nếu người lãnh đạo không công bằng thì sẽ không được nhân viên dưới quyền tôn trọng.

4. Có quyết định rõ ràng

Nếu vị lãnh đạo hay tỏ ra không cương quyết và dao động trong các quyết định, không tự tin vào bản thân mình tức là anh ta không thể lãnh đạo người khác hiệu quả.

5. Có kế hoạch cụ thể

Người lãnh đạo thành công nào cũng có kế hoạch làm việc cụ thể và làm việc theo kế hoạch đó. Người lãnh đạo làm việc chỉ dựa trên phỏng đoán không thể có kế hoạch chi tiết, cụ thể và khả thi thì cũng giống như bạn đang ngồi trên chiếc thuyền tròng trành không buồm, không bánh lái và cứ thế trôi theo dòng, sớm muộn gì thì con thuyền của bạn sẽ lao vào đá và chìm nghỉm trong dòng nước.

6. Thói quen làm việc nhiều hơn mức lương được trả

Một trong những “sự khổ sai” của nhà lãnh đạo là họ phải làm nhiều hơn và tốt hơn những gì họ yêu cầu cấp dưới.

7. Tính cách dễ chịu

Chẳng có ai luộm thuộm hay vô tổ chức lại trở thành nhà lãnh đạo thành công cả. Người lãnh đạo cần phải được cấp dưới tôn trọng. Nhân viên chắc chắn sẽ không thể tôn trọng lãnh đạo của mình nếu người lãnh đạo không chú ý đến những yếu tố cần thiết để tạo nên một tính cách dễ chịu.

8. Cảm thông và thấu hiểu

Người lãnh đạo thành công phải biết thông cảm với nhân viên dưới quyền. Ngoài ra anh ta phải hiểu được nhân viên và các vấn đề của họ.

9. Nắm vững các chi tiết

Một nhà lãnh đạo thành công cần kiểm soát được công việc đến từng chi tiết nhỏ.

10. Sẵn lòng chịu toàn bộ trách nhiệm

Người lãnh đạo thành công luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm nếu người dưới quyền mắc sai lầm. Những người thích né tránh và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác sẽ không thể giữ được cương vị lãnh đạo của họ lâu dài. Nếu một trong những nhân viên của họ mắc sai lầm và không làm tốt công việc của mình, người lãnh đạo cần hiểu rằng chính anh ta mới là người thất bại và có lỗi.

11. Hợp tác

Người lãnh đạo cần hiểu và áp dụng nguyên tắc cùng nỗ lực hợp tác và thuyết phục được cấp dưới cũng làm như vậy. Nhà lãnh đạo cần có sức mạnh và sức mạnh thì cần có sự hợp tác.

Trích “13 Nguyên tắc Nghĩ giàu và làm giàu” – Napoleon Hill

EXCEL LẬP KẾ HOẠCH CHI TIẾT MỖI NGÀY

0

Bạn là những người trẻ đầy ước mơ và hoài bão nhưng lại loay hoay với những dự định của bản thân. Bạn buồn bã khi thấy những người bạn cùng trang lứa thành công và mình thì vẫn “chưa có gì cả”?

Điều đó không có nghĩa bạn không có năng lực mà chính vì bạn chưa đặt ra được mục tiêu rõ ràng, chưa lập ra kế hoạch chinh phục ước mơ của chính mình. Vậy làm cách nào để thiết lập nên một kế hoạch lý tưởng cho cuộc sống, bài viết này sẽ bật mí cho bạn cách để thực hiện kế hoạch cho bản thân mình.

TINH THẦN LÀM NHỎ – ƯỚC MƠ LỚN

Có nhiều bạn cho rằng lập kế hoạch dài hạn 5 năm hay 10 năm cho cuộc đời là điều khó thực hiện. Tuy nhiên, điều đó là vô cùng cần thiết bởi nó là “kim chỉ nam” tốt nhất để bạn đi đến đúng với mục tiêu đề ra.

Hầu hết chúng ta đều có những mục tiêu trong các giai đoạn quan trọng như: Tốt nghiệp cấp 3, thi đậu vào trường đại học tốt, có công việc ổn định khi ra trường, tìm được một nửa yêu thương và xây dựng gia đình hạnh phúc,..

Đây là những mục tiêu lớn, những mục tiêu này chỉ là điều kiện “cần” chứ chưa phải là điều kiện “đủ”, vì thực tế cuộc sống có rất nhiều tác động và thay đổi, do đó việc chia nhỏ kế hoạch ra và thực hiện mỗi ngày là cách tốt nhất để bạn từng bước đạt được mục tiêu lớn này.  Cuộc sống của mỗi người có rất nhiều mục tiêu khác nhau, việc lập ra kế hoạch giúp chúng ta có định hướng rõ ràng hơn.

Cụ thể, với mục tiêu có công việc ổn định khi tốt nghiệp đại học, thì trước đó bạn phải có kế hoạch: Học tập và nắm vững kiến thức về lĩnh vực bạn quan tâm, tích lũy kinh nghiệm từ việc đi làm thêm, xây dựng các mối quan hệ, kỹ năng mềm cần thiết,…

Rồi cụ thể hơn nữa với mục tiêu Kỹ năng mềm là: Kỹ năng tin học văn phòng, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình,… Cứ như vậy bạn sẽ hình dung thật rõ ràng về những gì bạn sẽ làm tiếp theo.

Duy trì việc lập kế hoạch như việc đánh răng mỗi ngày vậy. Việc đánh răng được lặp đi lặp lại mỗi ngày mà không cần ai nhắc nhở, đó là do thói quen chúng ta tạo lập và rèn luyện từ bé. Cũng như vậy, thật tuyệt vời nếu việc lập kế hoạch của bạn trở thành một thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.

Vậy nên đơn giản nhất là bạn hãy ghi chép ngay vào sổ tay của mình những việc bạn cần làm trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong năm,… một cách rõ ràng, cụ thể để đạt được mục tiêu của mình.

Hãy tập cho mình thói quen lên kế hoạch vào buổi tối và tự hỏi “Ngày mai mình sẽ làm gì?”. Và khi bắt tay vào thực hiện phải hiểu rõ công việc nào là ưu tiên để thực hiện đúng tiến độ. Lấy ví dụ từ việc học tiếng Nhật, mục tiêu sẽ đạt N3 trong vòng 1 năm, bạn cụ thể hóa kế hoạch bằng việc mỗi ngày dành 2 giờ để học tập, ôn luyện. Trong 2 giờ đó, 30 phút để ôn từ vựng, 1 tiếng để học ngữ pháp, luyện nghe, thuộc 5 hán tự,… với nhịp độ thường xuyên, chăm chỉ, chẳng mấy chốc bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình. Như thế bạn sẽ chủ động hơn trong việc học tập của mình, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, làm được nhiều việc khác hơn.

LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI, KHÔNG KHÓ!

Hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi như:

Tôi muốn gì trong tương lai: nhà cửa, xe cộ, kinh nghiệm,…?

Tôi muốn là ai trong 5 năm hay 10 năm nữa: nhân viên giỏi, chuyên viên, trưởng phòng,…? Đặt ra cho bản thân mình những câu hỏi về những điều bạn muốn, bạn sẽ biết cần làm gì? Vậy tôi phải làm gì?

Theo như ở trên, bạn cần chia nhỏ những việc cần làm để đạt được mục tiêu lớn đó. Cầm bút lên và viết ngay xuống sổ tay, tích một dấu hoàn thành từ những việc nhỏ mà bạn đã làm được, và nếu chưa thực hiện được mục tiêu nào đó hãy cho bản thân mình một thời gian nữa để cố gắng và đạt được kết quả tốt trong lần sau.

Kiên trì tiến hành từng bước một, chuẩn bị nhiều phương án dự phòng và đầu tư nghiêm túc cho bản thân về mặt kiến thức cũng là yếu tố quan trọng cho việc vươn tới thành công trong tương lai.

Khi đã có kế hoạch cụ thể, khi đó chúng ta thực sự chủ động và ý thức cực kỳ cao với những thứ ta làm và biết chịu trách nhiệm trước công việc cá nhân. Bạn không thể đổ lỗi cho bất kỳ ai khi đó là kế hoạch của bạn lập ra, là do bạn thực hiện.

Một chiếc cây có thực sự phát triển mạnh mẽ và ra trái ngọt hay không đó là do cách bạn lên kế hoạch chăm sóc, tưới tắm, tỉa tót cho nó mỗi ngày. Để đến khi được nằm dưới bóng mát của những tán cây, ăn những quả ngọt, hít thở không khí trong lành bạn sẽ cảm thấy những gì gặt hái được sẽ là khoảnh khắc tuyệt vời nhất.

Mọi thứ sẽ không khó khi bạn có tâm huyết và sẵn sàng đương đầu.

Tôi muốn chia sẻ cho các bạn file Excel Lập Kế hoạch mà tôi đã áp dụng: File Excel lập kế hoạch mỗi ngày

Chúc các bạn thành công!

16 Dấu hiệu của những người thiếu kiên trì

0

Dưới đây là danh sách những kẻ thù thực sự đang ngăn cản bạn đến với thành công. Trong danh sách này, bạn sẽ thấy không chỉ những dấu hiệu chứng tỏ sự thiếu kiên trì mà bạn còn hiểu được những nguyên nhân ẩn sâu trong tiềm thức đã gây ra những yếu điểm này. Phân tích một cách kỹ lưỡng và đối diện bản thân một cách thẳng thắn nếu bạn thực sự muốn biết bạn là ai và bạn có khả năng làm những gì.

Dưới đây là 16 điểm yếu mà những người mong muốn thành công cần phải kiểm soát được:

1. Không nhận ra và xác định rõ ràng những gì mình muốn.

2. Do dự dù có hay không có lý do (thường bao giờ chúng ta cũng có thể đưa ra hàng ngàn lý do để biện hộ cho sự do dự)

3. Không thích tìm hiểu hoặc học tập để có được kiến thức chuyên môn.

4. Thiếu cương quyết, do dự khi quyết định mọi việc, có thói quen đẩy trách nhiệm cho người khác thay vì phải đối mặt với vấn đề.

5. Có thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh thay vì lập kế hoạch chi tiết để xử lý khó khăn.

6. Tự phụ, thật khó có thể chữa căn bệnh tự mãn và gần như không có hi vọng nào cho những người mắc căn bệnh này.

7. Thờ ơ và bàng quan, sẵn sàng nhượng bộ trong bất cứ vấn đề nào mà không đấu tranh để giải quyết chúng.

8. Có thói quen khi mắc sai lầm lại đổ tội cho người khác, luôn cho rằng các tình huống bất lợi là tất yếu.

9. Thiếu đam mê vì không chú ý tới việc lựa chọn những động cơ thúc đẩy hành động.

10. Sẵn sàng, thậm chí còn vội vã, bỏ cuộc ngay khi gặp dấu hiệu thất bại đầu tiên.

11. Thiếu kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết trong khi nhiều trường hợp rất cần có sự phân tích tỉ mỉ.

12. Không để tâm đến việc thực hiện ý tưởng hay nắm bắt cơ hội.

13. Chỉ mơ ước mà không sẵn lòng thực hiện.

14. Có thói quen thỏa hiệp với đói nghèo thay vì hướng đến sự giàu có, thiếu tham vọng sở hữu của cải.

15. Tìm kiếm tất cả những con đường ngắn nhất để giàu có thật nhanh. Tính cách này thường thể hiện qua thói quen cơ bản hoặc cố gắng tìm kiếm thương vụ không công bằng theo kiểu mua rẻ bán đắt.

16. Sợ bị phê phán và chỉ trích. Thất bại trong việc tạo lập kế hoạch và thực hiện chúng vì sợ ý kiến chỉ trích và hành động ngăn cản của người khác. Đây là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất bởi nó luôn tồn tại trong tiềm thức con người và thậm chí nhiều người còn không biết đến sự tồn tại lại của nó.

Trích “13 Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu” – Napoleon Hill

ABOUT ME

Xin chào các bạn!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog của mình!

Sứ mệnh mà Blog ra đời?

Blog daohuutua.com là nơi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về kinh doanh online và kiếm tiền online đã được chứng minh hiệu quả trước khi xuất bản.

Blog daohuutua.com còn là nơi cung cấp cho bạn những thủ thuật, kiến thức hữu ích về công nghệ, mạng xã hội, phần mềm, và những điều tuyệt vời khác.

Bạn muốn biết thêm về mình?

#1 – Sống trong các quy tắc đến niềm đam mê tự do và ghét khuôn khổ

Khi còn là một đứa trẻ đến những năm tháng sinh viên, có lẽ mình là người sống nguyên tắc và có đôi chút gò bó. Và đến khoảng những năm Đại học, mình được tiếp xúc nhiều hơn với Internet và nó như một thế giới mới đối với mình. Mình có thể làm rất nhiều thứ và kết nối với mọi người một cách dễ dàng.

Khi đó sự tự do bắt đầu đi vào bên trong con người mình. Mình bắt đầu ghét sự gò bó và các khuôn mẫu nhàm chán.

#2 – Khát vọng làm việc tự do

Khi mình 23 tuổi, mình tốt nghiệp ở một ngôi trường Đại học, hành trình bước vào thế giới người lớn là điều tuyệt vời nhất xảy đến với mình từ trước đến giờ. Nó là một thứ rất khó giải thích, nhưng mình luôn cảm thấy được yêu cái cảm giác sống bằng tất cả những gì mình có, được chia sẻ, được trao giá trị, trao yêu thương tới mọi người.

Trước khi đến với công việc hiện tại của mình, mình cũng đã có một khoảng thời gian đi làm tại các Công ty. Trải qua một thời gian làm việc, mình nhận thấy rằng công việc đó chưa thực sự phát huy hết năng lực, đam mê và sở trường của mình.

Và rồi, mình quyết định đi theo một hướng khác, một công việc mà mình luôn yêu thích và có thể cháy hết mình với nó.

Sau một thời gian, mình đã đạt được những kết quả mà mình từng mơ ước! Sự tiến bộ ấy không đến sau một buổi, một ngày, hay một tuần. Nó là sự kết hợp của những chuỗi ngày rèn luyện liên tục và đều đặn trong sự khó khăn, thử thách.

#3 – Mình quyết định chia sẻ với mọi người kinh nghiệm của mình

Khi mình nhận được kiến thức của người khác, mình thấy rằng bản thân mình cũng phải có trách nhiệm chia sẻ những gì mình đã học được.

Một phần, đó là cách để ghi nhớ lại kiến thức lâu nhất.

Một phần, đó là vì đam mê! Dẫu biết rằng những điều mà mình chia sẻ như thể “một cánh én không thể làm nên mùa xuân, nhưng ít ra cánh én ấy cũng góp phần báo hiệu được mùa xuân đang về”.

#4 – Hà Nội – Nơi mình học tập và làm việc

Hà Nội là nơi mình được học tập và sinh sống đến thời điểm hiện tại. Hà Nội không bao giờ ngủ, không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ cũ kĩ. Hà Nội đem đến một nguồn năng lượng rất khó giải thích.

Không thể biết những năm sau như thế nào, nhưng dám chắc rằng, mình vẫn yêu nơi này nhiều hơn thế.

Cuối cùng, mình xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và ghé thăm Blog này trên hành trình của mình. Mình mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các bạn!

Kết nối với mình qua: https://linktr.ee/tuadh

Đào Hữu Tựa, <3